Ngoài hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp.
19 - 5 - 1890
5 - 6 - 1911
2 - 9 - 1945
Sau khi sinh ra tại nơi chôn rau cắt rốn, năm 1895, người con trai Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất, (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn. Không lâu sau thì cha ông đỗ Phó bảng, ông liền theo cha về quê nội. Đến năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở Trường Tiểu học Pháp-Việt Đông Ba . Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Ông dạy thể dục và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành. Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc và có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, Nguyễn Tất Thành theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son. Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Với yêu cầu xin được nhập học vào Trường Thuộc địa mục đích giúp ích cho Pháp bị từ chối, Nguyễn Tất Thành qua Hoa Kỳ (1912 - cuối 1913) rồi sang Anh (1914 - cuối 1916) làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn, học tiếng Anh, và ở Luân Đôn. Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.
Tháng 2 năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp với bản Yêu sách của nhân dân An Nam, qua đây đã công khai gọi tên mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó ông hoàn toàn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản rồi trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội.
Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô lần đầu tiên vào năm 1922 tham gia Đại hội lần thứ tư của Quốc tế Cộng sản, ở đó ông gặp Lenin và trở thành thành viên của Ban Đông Nam Á của Quốc tế Cộng sản. Tháng 6 năm 1923, ông đến Moskva học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông, được đào tạo chính quy về Chủ nghĩa Marx, tuyên truyền và khởi nghĩa vũ trang.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu theo phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn đến giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch, làm phiên dịch lấy tên là Lý Thụy. Ở đây ông tập hợp Việt kiều và thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu (Đường Kách Mệnh là tập hợp các bài giảng ở lớp huấn luyện chính trị). Tuy nhiên Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, ông rời Quảng Châu đi Hồng Kông, rồi thoát sang Liên Xô theo đường sa mạc Gobi.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long thuộc Hồng Kông, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản dựa trên sự thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ở đây ông gặp phải nhiều rắc rối như : bị Ban Lãnh đạo Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương viết thư gửi Quốc tế Cộng sản kết tội phải chịu trách nhiệm chính về việc hơn 100 đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị bắt, bị Trần Phú và sau đó là Hà Huy Tập phê phán về đường lối cải lương "liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ", không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế (Quốc tế Cộng Sản). Sở dĩ có việc phê phán này là do bất đồng giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí của ông về các lực lượng tham gia, cần tranh thủ trong hoạt động cách mạng, dẫn đến suy nghĩ cho rằng Nguyễn Ái Quốc ưu tiên giải phóng dân tộc hơn là đấu tranh giai cấp. Vào thời điểm đó, Quốc tế Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Stalin, đặt đấu tranh giải phóng dân tộc đi cùng với đấu tranh giai cấp.
Đến năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai Thiếu tá Bát lộ quân tên là Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát lộ quân (Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc) Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938 đến đầu năm 1939
Đầu tháng 1 năm 1941, đồng chí Hoàng Văn Thụ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng từ Việt Nam sang Trung Quốc gặp Nguyễn Ái Quốc để báo cáo kết quả xây dựng và củng cố An toàn khu Cao Bằng rồi đề nghị ông về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam qua lối Cao Bằng. Ông trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941, với hành lý là một chiếc vali nhỏ đan bằng mây tre để đựng quần áo và một chiếc máy chữ xách tay. Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 (mở rộng) của Trung ương Đảng họp tại Pác Bó, Cao Bằng. Một trong những kết quả của hội nghị này là nghị quyết về việc thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh).
Ngày 13 tháng 8 năm 1942, ông lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc và bị bắt giữ ngày 29 tháng 8 khi đang đi cùng một người Trung Quốc dẫn đường rồi bị giam hơn một năm, trải qua khoảng 30 nhà tù (Nhật kí trong tù) và được trả tự do ngày 10 tháng 9 năm 1943, theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Ngay sau đó, Hồ Chí Minh tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội rồi trở về Việt Nam cùng các đồng chí của ông ở Liên tỉnh ủy Cao-Bắc-Lạng như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... lập ra đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên Quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuy nhiên lại không nhận được sự công nhận từ đại đa số chính quyền trên thế giới. Trong thời gian ngay sau đó, Hồ Chí Minh có tham gia một số cuộc đầu tranh vì nền hòa bình Việt Nam nhưng đều không đạt được kết quả mong muốn. Nhà nước Việt Nam nay non trẻ lại càng gặp nhiều gian nan phía trước. Đỉnh điểm là tối ngày 19 tháng 12 năm 1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến do Hồ Chí Minh chấp bút được phát trên đài phát thanh. 20 giờ tối cùng ngày, nhằm giành lại độc lập từ tay người Pháp.
Tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chuyển lên Việt Bắc. Ông kêu gọi nhân dân tiêu thổ kháng chiến, tản cư cũng là kháng chiến, phá hủy kho tàng cũng là kháng chiến (để không cho quân Pháp sử dụng lại cơ sở hạ tầng). Từ năm 1947 cho tới năm 1950, Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến, khiến quân Pháp dần bị sa lầy và ngày càng mệt mỏi vì chiến tranh. Các chuyến đi của Hồ Chí Minh sang Trung Quốc và Liên Xô gặp Stalin và Mao Trạch Đông năm 1950 có ý nghĩa đặc biệt, nhất là trong vấn đề Trung Quốc và Liên Xô hỗ trợ chính phủ Bắc Việt Nam phát triển chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam và chống Pháp. Kết quả, chiến tranh Đông Dương kết thúc vào năm 1954, khi thực dân Pháp bị đánh bại tại Điện Biên Phủ, sự kiện báo hiệu sự kết thúc của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới và dẫn đến Hiệp định Genève. Kết quả mà đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thu nhận được kém hơn nhiều so với mục tiêu đề ra ban đầu. Tuy vậy, trên các phương tiện truyền thông chính thức, Hồ Chí Minh tuyên bố "Ngoại giao đã thắng to!".
Từ khoảng nửa cuối thập niên 1960, do sức khỏe suy giảm, Hồ Chí Minh giảm dần các hoạt động chính trị, thường xuyên sang Trung Quốc tham quan, nghỉ ngơi và dưỡng bệnh. Hồ Chí Minh dần lui về nắm giữ vai trò biểu tượng của cách mạng, dành nhiều thời gian để đi thăm hỏi, động viên cán bộ và đồng bào, và viết báo. Trong giai đoạn 1951 – 1969, Hồ Chí Minh nắm giữ chức vụ Chủ tịch Đảng. Đây là chức vụ lớn nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn cả chức vụ Tổng Bí thư. Hồ Chí Minh bắt đầu viết di chúc vào dịp sinh nhật lần thứ 75 của ông vào ngày 10 tháng 5 năm 1965 và sửa lại trong những dịp sinh nhật tiếp theo.
Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội, do bị suy tim, hưởng thọ 79 tuổi. Trong di chúc, ông muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước.Tuy nhiên, theo nguyện vọng của Đảng Lao động, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này nhân dân cả nước, nhất là nhân dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng ông.
Đường kách mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để. Sau đó tiếp tục giới thiệu về Quốc tế I, Quốc tế II; phê phán đường lối phi mác xít của những người cơ hội trong Quốc tế II. Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới và để đảm bảo sự thắng lợi đó, nó phải dựa vào Quốc tế III, tức Quốc tế Cộng sản.
Nội dung tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc phê bình là "tố cáo thực dân Pháp đã bắt dân bản xứ phải đóng "thuế máu" cho chính quốc... để "phơi thây trên chiến trường châu Âu"; "đày đọa" phụ nữ, trẻ em thuộc địa; các thống sứ, quan lại thực dân "độc ác như một bầy thú dữ" v.v.... Tác phẩm được cho là đã "hướng các dân tộc bị áp bức" đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, tiêu diệt "hai cái vòi của con đỉa đế quốc" – một "vòi" bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một "vòi" bám vào nhân dân thuộc địa. Tác phẩm được cho là đã đề ra cho người dân Việt Nam "con đường đấu tranh giải phóng" theo chủ nghĩa Marx-Lenin".
Bản Tuyên ngôn độc lập đã nêu bật các giá trị bình đẳng giữa các quốc gia, các quyền cơ bản của con người và của các dân tộc, quyền tự quyết dân tộc và quyền được hưởng độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã tố cáo và lên án những tội ác man rợ của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa... Đồng thời khẳng định, Việt Nam – một nước thuộc phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai – đã giành độc lập sau khi chiến thắng Phát xít Nhật Bản, trước đó người Pháp đã hai lần trao quyền đại diện và bảo hộ đối với Việt Nam cho Phát xít Nhật nên Pháp không còn đủ tư cách để đại diện cho nhân dân Việt Nam nữa.